Làm thế nào để tăng tốc website hiệu quả? Đây là vấn đề được những người quản trị website, làm SEO,… quan tâm và liên tục bàn luận. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về 7 cách giúp tăng tốc website đơn giản, được nhiều người áp dụng và mang lại kết quả đáng kể.
Tăng tốc website – Tầm quan trọng của tăng tốc website trong SEO
Trong SEO, việc tăng tốc website là một trong những yếu tố sống còn quyết định đến vị trí xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Một website có tốc độ load trang quá chậm sẽ làm người dùng thiếu kiên nhẫn và nhanh chóng rời bỏ trước khi có thể tìm hiểu nội dung bên trong.
Dù nội dung bên trong của bạn có thật sự hấp dẫn, nhưng chắc chắn người dùng sẽ cảm thấy khó có thể hài lòng. Google cũng sẽ đánh giá trang WordPress của bạn không thân thiện với người dùng và dĩ nhiên sẽ ưu tiên hiển thị những website của đối thủ có nội dung tương đương và tốc độ tải trang tốt hơn.
Một số cách tăng tốc website WordPress đơn giản
Nếu tốc độ tải trang ảnh hưởng nhiều đến kết quả SEO, vậy thì làm thế nào để tối ưu tốc độ website WordPress một cách đơn giản và hiệu quả? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn tham khảo 7 cách giúp tăng tốc website WordPress dưới đây.
Gợi ý cho bạn chính là công cụ kiểm tra tốc độ web Page Speed của Google có thể đưa ra cho bạn những gợi ý để cải thiện tốc độ web cũng như đánh giá độ load nhanh của website. Bạn chỉ cần truy cập vào website và nhập tên miền của mình vào khung và bấm phân tích, ví dụ website của bạn có tên miền là https://monamedia.co/, http://websitespa.vn/ sau khi kiểm tra tốc độ sẽ đạt 70, xem hình bên dưới để biết thêm.
1 – Luôn luôn cập nhật các phiên bản mới cho website WordPress
Đúng vậy, điều đầu tiên mà bạn cần làm để tăng tốc website của mình là hãy cập nhật nó. WordPress là một mã nguồn mở, nó thường xuyên đưa ra các phiên bản tối ưu hệ thống hay chỉ đơn giản là vá một số lỗi nhỏ để hoạt thống hoạt động tốt hơn.
Việc thường xuyên cập nhật nền tảng WordPress, theme hay plugin hỗ trợ sẽ giúp bạn luôn giữ cho website của mình hoạt động với hiệu suất tốt nhất. Tránh ra những lỗi xung đột phần mềm làm chậm tốc độ website. Trong trường hợp bạn sử dụng những theme mẫu website WordPress, hãy thường xuyên update cả theme và plugin nữa bạn nhé!
2 – Xóa bỏ bớt những plugin và tiện ích bổ sung không cần thiết để tăng tốc website
Một số người dùng cài đặt rất nhiều các loại plugin hỗ trợ trên website của mình. Trong số đó không ít những Plugin hữu dụng, có nhiều tính năng thông minh nhưng bạn lại không thể khai thác hết được. Điều này vô tình sẽ khiến tài nguyên website bị chiếm dụng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tốc độ tải trang.
Để khắc phục điều này, bạn có thể sử dụng Google Pagespeed Insights để thực hiện kiểm tra. Hãy tắt và bật từng Plugin được cài đặt trên WordPress và so sánh mức độ tác động của chúng tới tốc độ tải trang bằng Google Pagespeed Insights. Sau đó, bạn hãy giữ lại các plugin cần thiết và loại bỏ những plugin hoạt động kém hiệu quả.
3 – Sử dụng bộ nhớ đệm để hỗ trợ cải thiện tốc độ load trang
Có thể nói, bộ nhớ đệm như một nơi trung gian để lưu trữ dữ liệu. Khi người dùng truy cập vào website, hệ thống sẽ tự động lưu lại các hoạt động, tài nguyên đã sử dụng. Trong lần truy cập tiếp theo, trình duyệt của bạn sẽ không cần phải tải lại tất cả các tài nguyên đã được sử dụng trong lần truy cập trước, mà sẽ lấy ở bộ nhớ đệm. Nhờ đó mà việc tải trang sẽ trở lên nhanh hơn.
Hiện nay có rất nhiều Plugin đang được cung cấp miễn phí trên WordPress giúp bạn kích hoạt bộ nhớ đệm. Bạn hoàn toàn có thể tải và cài đặt các tiện ích này để tăng tốc website hiệu quả.
4 – Tối ưu kích thước và giảm dung lượng hình ảnh trên website
Không thể phủ nhận, các hình ảnh trên website là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến website của bạn hoạt động chậm chạp. Hình ảnh có kích thước càng lớn, chúng sẽ càng có dung lượng lớn hơn, bạn bắt buộc phải tối ưu để có thể tải trang nhanh hơn.
Bạn có thể tối ưu hình ảnh trước khi tải lên website bằng các phần mềm chỉnh sửa trên máy tính. Hoặc bạn cài đặt một plugin ngay trên WordPress để nó tự động tối ưu bất cứ hình ảnh nào khi bạn tải lên mà không làm giảm chất lượng ban đầu.
5 – Sử dụng dịch vụ CDN để hỗ trợ cho người dùng truy cập ở xa
Theo lý thuyết, những người dùng càng ở cách xa máy chủ thì sẽ càng mất nhiều thời gian để tải dữ liệu hơn. Cũng chính vì nguyên nhân này mà dù bạn đã tối ưu WordPress tối đa nhưng vẫn có nhiều người dùng than phiền về tốc độ tải trang.
Cách tốt nhất để tăng tốc website hiệu quả trong trường hợp này là bạn nên sử dụng CDN. Các dữ liệu website của bạn sẽ được phân phối tới các máy chủ ở nhiều tỉnh thành, quốc gia trên thế giới. Nhờ vậy, dù người dùng ở bất cứ đâu, họ cũng sẽ được kết nối với máy chủ ở gần nhất và tải thông tin website nhanh chóng hơn.
6 – Thay đổi theme đơn giản được code chuẩn, có thiết kế tối ưu
Giám đốc công ty Mona Host có chia sẻ rằng Theme chính là giao diện nơi mà người dùng tương tác với website. Những giao diện nhìn càng đẹp mặt thì lại càng nặng nề và chứa những thành phần phức tạp hay không cần thiết. Và tất nhiên điều này sẽ làm giảm tốc độ tải website.
Bạn hãy tạm thời bỏ qua những theme cồng kềnh và lựa chọn những theme được code chuẩn, thiết kế đơn giản với những thành phần cần thiết nhất. Khi sử dụng những theme này, dù không tối ưu để tăng tốc website thì trang của bạn vẫn sẽ được load nhanh hơn rõ rệt.
7 – Vô hiệu hóa các Hotlinking ăn cắp nội dung hình ảnh
Khi bạn đăng tải một nội dung bất kỳ trên website, những người dùng khác hoàn toàn có thể copy những nội dung đó, từ text cho đến hình ảnh. Điều này sẽ khiến website của bạn sẽ vô tình bị chiếm dụng băng thông khi có ai đó xem những hình ảnh của bạn nhưng được dẫn URL từ một địa chỉ khác. Rõ ràng, website của bạn sẽ bị chậm đi trông thấy trong khi đó bạn bị mất cắp nội dung mà không nhận được bất cứ lợi ích nào cả.
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể bổ sung một số đoạn code để khóa các Hotlinking trên trang WordPress của mình.
Trên đây chỉ là 7 cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện để tăng tốc website một cách hiệu quả. Mong rằng, bạn có thể tham khảo, lựa chọn những cách phù hợp nhất để áp dụng cho website WordPress của mình. Chúc bạn thành công!