Các quy trình phát triển phần mềm

Các quy trình phát triển phần mềm đơn giản hiệu quả

Một quy trình hợp lý luôn giúp làm ra những sản phẩm đạt chuẩn. Đồng thời, nó sẽ giúp người dùng đạt được mục đích sử dụng và đem tới hiệu quả cao. Và các quy trình phát triển phần mềm cũng có những vai trò quan trọng như vậy. Vậy quy trình phát triển phần mềm được hiểu là gì? Có các quy trình phát triển phần mềm nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết chủ đề này trong bài viết dưới đây đã được tổng hợp từ nhiều nguồn tin uy tin của các đơn vị lập trinh đặc biết là Groove Technology Software một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế web, lập trình phần mềm.

Định nghĩa: Quy trình phát triển phần mềm là gì?

Quy trình phát triển phần mềm là gì

Quy trình phát triển phần mềm là cấu trúc bao gồm tập hợp các thao tác, kết quả tương quan sử dụng trong quá trình để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm. Quy trình phát triển phần mềm cơ bản sẽ bao gồm các giai đoạn sau đây:

Bước 1 – Giải pháp, yêu cầu: Thực hiện khảo sát chi tiết các yêu cầu của khách hàng, từ đó tổng hợp vào tài liệu giải pháp. Trong đó, tài liệu phải được mô tả đầy đủ các chức năng, ý nghĩa, giao diện,… Cuối cùng, bạn sẽ có một tài liệu đặc tả yêu cầu.

Bước 2 – Thiết kế: Là giai đoạn thực hiện thiết kế và tổng hợp vào tài liệu. Cho ra tài liệu thiết kế tổng thể, thiết kế module, Cơ sở dữ liệu.

Bước 3 – Lập trình: Thực hiện lập trình phần mềm theo tài liệu giải pháp, thiết kế đã được phê duyệt. Kết quả cho ra source code.

Bước 4 – Kiểm thử: Giai đoạn các tester tạo kịch bản kiểm thử theo tài liệu đặc tả yêu cầu, thực hiện kiểm thử và cập nhật kết quả vào kịch bản kiểm thử, log lỗi trên tool quản lý lỗi. Từ đó cho ra testcase  và lỗi trên hệ thống quản lý lỗi.

Bước 5 – Triển khai: Sau khi kiểm thử thì có thể triển khai sản phẩm cho khách hàng và kết thúc bằng biên bản triển khai với khách hàng.

Thao tác nền tảng của các quy trình phát triển phần mềm

Với các loại phần mềm khác nhau đều có những quy trình thực hiện khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì quy trình phần mềm đều sẽ có 4 thao tác nền tảng bao gồm:

Thao tác 1 – Đặc tả phần mềm: Nhằm định nghĩa được các chức năng, điều kiện hoạt động của phần mềm.

Thao tác 2 – Quy trình phát triển phần mềm: Là quá trình xây dựng các đặc tả, dần hình thành sản phẩm.

Thao tác 3 – Đánh giá phần mềm: Phần mềm cần được đánh giá để chắc chắn rằng chúng có thể thực hiện những gì mà tài liệu đặc tả yêu cầu.

Thao tác 4 – Tiến hóa phần mềm: Là quy trình hoàn thiện các chức năng cũng như giao diện của phần mềm. Từ đó giúp phần mềm ngày một hoàn thiện hơn.

Một số mô hình cho việc xây dựng quy trình phát triển phần mềm đơn giản

Có rất nhiều mô hình hỗ trợ quá trình xây dựng quy trình phát triển phần mềm khác nhau. Những ở bài viết này, tôi sẽ gợi ý tới bạn 3 mô hình được áp dụng phổ biến nhất.

Mô hình chữ V

Mô hình chữ V

Mô hình chữ V là giải pháp xây dựng quy trình phát triển phần mềm đơn giản cho các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Với mỗi giai đoạn sẽ có các mục tiêu rõ ràng, giúp việc thực hiện và quản lý công việc trở nên dễ dàng hơn.

Toàn bộ quy trình được chia thành 2 giai đoạn tương ứng gồm: phát triển và kiểm thử. Mỗi giai đoạn sẽ được tiến hành với giai đoạn kiểm thử tương ứng. Nhờ vậy các lỗi được phát triển và xử lý nhanh chóng ngay khi phát hiện.

Ưu điểm: 

Ngay khi nhận được tài liệu đặc tả yêu cầu, tester sẽ tiến hàng review tài liệu yêu cầu. Sau đó lên kế hoạch, thực hiện viết test case.

Các lỗi được phát hiện từ giai đoạn này sẽ được giải quyết luôn. Việc này giúp tiết  kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện phát triển phần mềm.

Nhược điểm: 

Vì các yêu cầu được đưa vào thực hiện cùng lúc, nên dễ gặp rủi ro nếu khách yêu cầu có thay đổi. Khi đó, công sức làm ở một giai đoạn này đó sẽ có thể bị “đổ sông đổ bể”, làm lại hoặc chuyển hướng.

Mô hình thác nước

Mô hình thác nước

Mô hình xây dựng quy trình phát triển phần mềm dạng thác nước thường được công ty lập trình phần mềm Mona vận dụng sẽ tiến hành nối tiếp các giai đoạn từ:

– Thu thập yêu cầu: Xác định yêu cầu chức năng, phi chức năng hệ thống cần có.

– Phân tích hệ thống: Xác đinh làm sao để hệ thống đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng.

– Coding: Thực hiện sản phẩm theo đặc tả yêu cầu và tài liệu thiết kế module.

– Testing: Tester nhận sản phẩm từ dev, thực hiện kiểm thử cho nhóm thành phần và hệ thống.

– Implementation: Tiến hành triển khai hệ thống ra môi trường của khách hàng.

– Operation & Maintenance: Giai đoạn cài đặt, cấu hình, đào tạo khách hàng là sửa chữa lỗi sản phẩm nếu có.

Mô hình thác nước với đặc trưng trên sẽ phù hợp khi phát triển phần mềm có quy mô nhỏ và vừa. Các dự án thường có yêu cầu rõ ràng, ít thay đổi và các nguồn lực được đào tạo, sẵn sàng áp dụng.

Ưu điểm:

Các yêu cầu tương đối rõ ràng, dễ hiểu, khả năng phân công công việc, bố trí và giám sát tiện lợi hơn.

Nhược điểm: 

Trên thực tế, những giai đoạn cuối cùng của dự án mới có khả năng nhận ra sai sót trong những giai đoạn trước và bạn cần tiến hành sửa chữa.

Mô hình Agile

Agile là mô hình phát triển phần mềm linh hoạt nhằm đưa sản phẩm đến tay người dùng càng nhanh càng tốt. Mô hình có các đặc trưng cơ bản như:

– Tính lặp (interactive): Dự án được thực hiện dễ dàng trong các phân đoạn lặp đi lặp lại. Các phân đoạn (interation hoặc sprint) này thường có thời gian ngắn từ 1 –  4 tuần. Mỗi giai đoạn phát triển đầy đủ công việc cần thiết từ lập kế hoạch, phân tích yêu cầu, thiết kế, triển khai, kiểm thử từng giai đoạn nhỏ của sản phẩm.

– Tính tiệm tiến và tiến hóa: Cuối các phân đoạn sprint, nhóm phát triển cho ra phân đoạn nhỏ của sản phẩm cuối cùng. Các phần nhỏ này sẽ đầy đủ, chạy tốt, được kiểm thử cẩn thận và có thể ứng dụng được ngay. Các phân đoạn cứ thế nối tiếp ngay và  tích lũy, lớn dần lên tới khi toàn bộ yêu cầu khách hàng được thỏa mãn.

– Tính thích ứng: Các sprint chỉ kéo dài khoảng 1 thời gian ngắn và được lập kế hoạch điều chỉnh liên tục. Các thay đổi trong quá trình phát triển cũng vì thế có thể áp dụng theo cách thích hợp. Theo các quy trình Agile thường thích ứng rất tốt với thay đổi.

Quy trình Scrum trong Agile

Quy trình Scrum trong Agile

Mô hình Agile có quy trình tên gọi Scrum: là quy trình phát triển phần mềm theo mô hình linh hoạt agile. Nó tuân thủ các nguyên tắc Agile Scrum linh hoạt như các phương pháp Agile khác. Chúng mang tính thích nghi cao, dựa trên tính minh bạch hóa từ các quá trình thanh tra và làm việc. Scrum có thể phản hồi lại các thay đổi tích cực, nhờ đó đem lại thành công cho dự án.

– Product backlog: Là danh sách ưu tiên các tính năng feature hoặc đầu ra khác của dự án, hay chính là các danh sách yêu cầu của dự án. Product Owner chịu trách nhiệm sắp xếp độ ưu tiên cho các hạng mục, trong product backlog dựa trên các giá trị do công cụ này định nghĩa.

– Sprint backlog: Là bản kế hoạch cho Sprint, là kết quả của buổi họp lập kế hoạch. Với sự kết hợp Product Owner, nhóm tiến hành phân tích các yêu cầu theo độ ưu tiên từ cao xuống thấp để thực hiện các hạng mục Product Backlog dưới dạng to do list.

Trong quy trình sẽ có 4 cuộc họp gồm:

– Họp kế hoạch Sprint (Sprint Planning): Là nhóm phát triển với Product Owner để lên kế hoạch làm việc cho Sprint. Công việc lập kế hoạch Sprint bao gồm từ chọn lựa yêu cầu cần phát triển, phân tích, nhận biết công việc và ước lượng thời gian hoàn tất công việc. Scrum sử dụng cách lập kế hoạch từng phần, tăng dần theo thời gian. Bởi vậy, lập kế hoạch không diễn ra một lần trong vòng đời dự án mà được lặp đi lặp lại nhằm thích nghi với tình hình thực tiễn đến sản phẩm.

– Họp Scrum hàng ngày (Daily Scrum): Scrum Master tổ chức cho đội sản xuất họp hàng ngày trong khoảng 15 phút nhằm phát triển chia sẻ tiến độ công việc. Trong cuộc họp, từng nhóm sẽ phát triển và giải quyết các vấn đề đã làm gì? sẽ làm gì? có khó khăn trở ngại gì không?

– Họp sơ kết Sprint (Sprint Review): Cuối Sprint, nhóm phát triển cùng Product sẽ rà soát lại công việc đã hoàn tất trong Sprint và  đề xuất chỉnh sửa hoặc điều chỉnh cần thiết cho sản phẩm.

– Họp cải tiến Sprint (Sprint Retrospective): Dưới sự trợ giúp của Scrum Master, nhóm phát triển sẽ rà soát lại toàn bộ Sprint kết thúc. Sau đó, nhóm tiến hành tìm cách cải tiến quy trình làm việc cũng như bản thân sản phẩm.

Trong đó:

– Product Owner: Người chịu trách nhiệm về sự thành công dự án, định nghĩa các yêu cầu cho sản phẩm và đánh giá đầu ra cuối cùng của các nhà phát  triển phần mềm.

– Development team: Nhóm trực tiếp sản xuất phần mềm, thường từ 5 – 9 người, tùy quy mô dự án.

– Scrum Master: Là người đảm bảo Sprint được hoàn thành theo đúng quy trình và loại bỏ những trở ngại của đội dự án.

Ưu điểm:

Quy trình Scrum của Agile phù hợp với các yêu cầu/nghiệp vụ hay những thay đổi, hệ thống nghiên cứu từng giai đoạn ngắn. Từ đó có thể thấy những rủi ro hay những điểm chưa phù hợp.

Nhược điểm:

Scrum thiếu sự nhấn mạnh về thiết kế và tài liệu cần thực. Quy mô nhân lực cũng có sự giới hạn. Bởi vậy có thể gây  trở ngại  lớn nếu nhân lực yêu cầu vượt quá, nhất là trong các cuộc họp trao đổi. Và đặc biệt, các thành viên đòi hỏi phải có kiến thức am hiểu về Agile.

Mỗi mô hình tương ứng quy trình phát triển phần mềm khác nhau sẽ có ưu và nhược điểm nhất định, phù hợp với từng mục đích xây dựng phần mềm. Quy trình phát triển phần mềm cần phải khoa học, rõ ràng để mang lại quality assurance in software development. Hi vọng với những kiến thức về các quy trình phát triển phần mềm đơn giản, phổ biến trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn.